Bí quyết chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng giúp con “ăn ngon, ngủ khỏe”
- Nhím Xù
- Sep 15, 2018
- 4 min read
Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, cụ thể là bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là hiện tượng rất phổ biến mà khi không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ làm da bé bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng rất dễ để bố mẹ có thể nhận biết. Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ không nắm bắt rõ nguyên căn của triệu chứng này mà đã vội vã bôi thuốc cho con. Vậy trường hợp này cần phải xử lý ra sao, cùng tìm hiểu kiến thức cần thiết thông qua bài viết dưới đây bố mẹ nhé.
Thông thường, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các triệu chứng ngoài da, nhất là đối với các bé có làn da mẫn cảm thì vấn đề này lại càng khiến các mẹ phải đau đầu. Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, cụ thể là bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là hiện tượng rất phổ biến mà khi không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ làm da bé bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Dấu hiệu bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng này thông qua các vết mẩn đỏ nổi chi chít khắp vùng da quanh miệng bé. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bé liên tục đưa tay chà xát và khiến vết đỏ lan ra rộng hơn.
Có một số trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ lây sang môi và lan vào vòm họng, lưỡi, kèm theo biểu hiện trẻ bị sốt, đau họng và bỏ bú do đau rát. Bố mẹ sẽ thấy trẻ chảy nước dãi nhiều hơn và khó khăn trong việc ăn uống, bú sữa mẹ.

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng thường khiến bé khó chịu và ăn uống khó khăn
Các nốt mẩn đỏ này sẽ tự vỡ ra sau vài ngày hoặc trong quá trình bé gãi ngứa. Vết mẩn đỏ sau khi vỡ ra sẽ tiết dịch và đóng vảy trong khoảng 2 tuần thì bé lành hẳn. Tuy không có ảnh hưởng to tát đến sức khỏe bé nhưng khi các vết mụn này vỡ ra sẽ khiến bé đau rát và nhức nhối.
Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể là do dị ứng với sữa mẹ, hoặc là do một số nguyên nhân chính sau:
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do thói quen xấu
Một số thói quen mẹ thường thấy ở trẻ như bé mút tay, bé liếm môi hoặc đưa đồ chơi vào miệng, chà xát tay lên mặt,…. Những hành động này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy quanh miệng.
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do mọc răng
Khi trẻ đến giai đoạn mọc răng thì nước dãi của bé sẽ tiết ra một chất đặc biệt gây kích ứng làn da non nớt của bé. Trẻ mọc răng cũng sẽ chảy nhiều nước dãi hơn và nếu bố mẹ không lau miệng cho bé thường xuyên thì nước dãi khô lại sẽ phát sinh các nốt mẩn đỏ đáng ghét này.

Trẻ mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do dị ứng
Trẻ bị dị ứng với thức ăn dặm hoặc các thành phần trong sữa mẹ cũng là một nguyên nhận dẫn đến hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng. Ngoài ra một số sản phẩm sữa công thức, trứng, hải sản,… dễ gây kích ứng đối với các bé có làn da mẫn cảm.
Bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do nấm miệng
Đôi khi trẻ bị nấm miệng không chỉ bên trong mà còn lan ra quanh miệng bé nếu mẹ không vệ sinh và rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Hiện tượng nấm miệng có mẩn đỏ sẽ khiến bé vô cùng đau rát, khó chịu do các nốt mẩn này sẽ rất dễ vỡ và làm vùng da quanh đó bị nhiễm nấm.
Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng tuy chỉ là triệu chứng ngoài da nhưng sẽ khiến trẻ bất tiện hơn trong việc ăn uống và sinh hoạt. Thời gian này, bố mẹ cần có cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để hạn chế tốt nhất khả năng lây lan và giúp bé dễ chịu hơn trước cảm giác đau rát do mẩn đỏ gây ra.
Chế độ ăn uống của mẹ và bé
Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, sau mỗi lần bú phải lau miệng cho bé và vệ sinh bầu vú thật sạch sẽ.
Cần cho bé uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình hồi phục của làn da
Nếu bé đang bú sữa mẹ mà bị nổi mẩn thì mẹ cần hạn chế thực phẩm nhiều a- xit như cam, chanh và trái cây nóng vải, xoài, nhãn…
Nếu trẻ ăn dặm thì mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính mát.
Trong thời gian trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng thì mẹ và bé không nên ăn hải sản, đậu phộng hoặc món ăn mặn.

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp mẹ phòng ngừa khả năng viêm nhiễm ngoài da cho bé
Giảm đau rát cho bé và ngăn nốt đỏ lan rộng
Để bé giảm đau rát thì bố mẹ nên đắp khăn ướt lên vùng da mẩn đỏ để làm mát da bé.
Bố mẹ nên vệ sinh miệng bé bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn.
Mẹ nên tham khảo các loại thuốc mỡ để bôi cho bé thông qua bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc bôi.
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng hoặc bất kỳ vị trí nào thì cần hạn chế tối đa để tay bé chạm vào vùng da bị mẩn đỏ
Vệ sinh răng miệng và tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm hằng ngày.
Đưa bé đến bác sĩ kịp thời
Thông thường, các vết mẩn đỏ trên người bé sẽ hết hẳn trong vòng 3 – 4 ngày. Trong trường hợp mẹ đã thực hiện các cách chăm sóc trên mà mẩn đỏ quanh miệng bé vẫn không hết thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu ngay để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
コメント