Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Bình thường hay bất thường?
- Nhím Xù
- Sep 13, 2018
- 3 min read
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh dẫn đến việc trẻ rất dễ nổi những đốm mụn li ti hay còn được gọi là mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay mụn kê. Có trường hợp vài ngày mụn sẽ biến mất, nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc lâu hơn khiến bé rất khó chịu.
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh dẫn đến việc trẻ rất dễ nổi những đốm mụn li ti hay còn được gọi là mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay mụn kê. Có trường hợp vài ngày mụn sẽ biến mất, nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc lâu hơn khiến bé rất khó chịu.
Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Trong suốt thời kỳ mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc, dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.
Trong những tuần đầu tiên sau sinh, những chất dư thừa trong cơ thể mẹ được chuyển sang cho em bé thông qua sữa mẹ. Các hormon dư thừa này sẽ kích thích tuyến dầu của bé để phát triển khiến cho bã nhờn tăng lên làm bít kín các lỗ chân lông và gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
Những trẻ sơ sinh còn nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi ăn các loại thức ăn mới như đồ ăn dặm khiến cơ thể trẻ phản ứng lại bằng cách nổi mụn sữa.

Mụn kê là loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường nổi trên mặt, tay, chân
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nổi mụn sữa?
Thông thường, có những trẻ chỉ nổi mụn sữa vài ngày sẽ tự biến mất nên mẹ không cần phải dùng bất cứ phương pháp điều trị đặc biệt nào. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ nổi mụn đến vài tháng, kèm theo các triệu chứng như sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy và ngày càng lan rộng thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện da liễu để được khám và điều trị kịp thời.
Giữ vệ sinh cơ thể bé hằng ngày, tắm cho bé bằng nước ấm để giúp da bé luôn trong tình trạng sạch sẽ và khô thoáng.
Mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng nước lá giềng, lá khế:
Lá giềng: Mẹ lấy một nắm lá giềng, cọ sạch phần lông trên mặt lá rồi cho vào nồi đun lấy nước cho bé tắm. Lá giềng rất lành và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa mụn kê ở trẻ nhỏ.
Lá khế: Lấy lá khế, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Bé sẽ hết mụn kê sau vài lần tắm.

Giữ vệ sinh cơ thể bé hằng ngày, tắm cho bé bằng nước ấm để giúp da bé luôn trong tình trạng sạch sẽ và khô thoáng
Mẹ cần chú ý khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
Không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa…
Cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh mồ hôi dính trên da bé khiến cho các đốm mụn sữa ngày càng nhiều thêm.
Về ăn uống, cần tăng cường cho bé bú sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh để giúp tăng hệ miễn dịch trong cơ thể. Đối với những trẻ đã biết ăn dặm, ăn thực phẩm ngoài sữa mẹ thì mẹ nhớ tránh cho bé ăn các loại hải sản có mùi hôi, tanh, thức ăn dầu mỡ…
Một số lưu ý khi trẻ bị nổi mụn sữa
Mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm mụn sữa của trẻ, bởi có thể tác dụng phụ của thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên mụn sữa để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.
Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc với những người có bệnh về da.
Comments