top of page

Copy of Mấy tháng cho bé ăn dặm thì được và những nguyên tắc “bất di bất dịch” mẹ cần tuân thủ để bé

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Aug 28, 2018
  • 4 min read

Mấy tháng cho bé ăn dặm, nên tập cho bé ăn dặm với món gì là những câu hỏi thường gặp nhất trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho mẹ những thông tin chính xác nhất về việc ăn dặm của bé, mẹ cùng theo dõi nhé.

Khi trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng cao hơn và việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ không đóng vai trò nuôi dưỡng chính nữa. Thay vào đó, mẹ sẽ tập cho bé làm quen với mùi vị thực phẩm và ăn dặm bước đầu để bổ sung thêm các chất quan trọng giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ hoàn hảo, vậy mấy tháng cho bé ăn dặm là phù hợp nhất?

Mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì trẻ được 6 – 7 tháng tuổi đã hoàn thiện hệ thống tiêu hóa và có thể ăn các chất lỏng, đặc hơn sữa mẹ. Tinh bột là nhóm chất đầu tiên bé sẽ hấp thu vào cơ thể và lượng enzyme có tên amylase sẽ giúp bé chuyển hóa tinh bột thành năng lượng để bé hoạt động.


Tuy nhiên, thời gian ăn dặm của bé vào tháng mấy không quan trọng bằng việc cơ thể bé đã chuẩn bị tốt cho hoạt động tiêu hóa hay chưa. Nhiều bậc bố mẹ thấy con mình ăn dặm chậm hơn so với các trẻ khác, bé kén ăn và còi cọc mà thúc ép bé sẽ khiến nhiều vấn đề không tốt nảy sinh. Chẳng hạn như:

  • Tổn thương dạ dày, cơ thể không thể hấp thụ thức ăn và khiến trẻ chậm lớn.

  • Trẻ không thích ăn dặm do cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động tốt, ăn vào dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

  • Thận trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa đủ sức để lọc.

  • Ép trẻ ăn dặm khi bé chưa sẵn sàng dễ khiến bé bị nghẹn, sặc, ảnh hưởng đến hô hấp.

  • Tạo tâm lý e dè khiến bé sợ ăn, chán ăn, thậm chí là bỏ bú.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm

Nếu bố mẹ đang lo lắng không biết mấy tháng cho bé ăn dặm được thì việc cần làm là cần phải biết bé nhà mình đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Nếu bé muốn ăn dặm thì sẽ có những biểu hiện sau:

  • Nhu cầu bú mẹ của bé nhiều hơn bình thường

  • Bé hay khóc đêm và đòi bú mẹ nhiều hơn.

  • Trẻ mút tay, nhất là khi nhìn thấy bố mẹ đang ăn.

  • Bé có phải ứng phấn khích khi được mẹ mớm thức ăn.

Nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

Việc chuẩn bị cho trẻ ăn dặm không đơn thuần là tập cho trẻ ăn bột, ăn cháo và vẫn cho bé bú sữa mẹ song song. Bên cạnh đó, sẽ có một số quy tắc nhất định để bé thích nghi với việc thay đổi vị giác nhưng vẫn nhận được những chất dinh dưỡng cần thiết:

  • Bố mẹ nên tập cho bé ăn dặm với bột gạo, bột lúa mì, bột từ khoai tây, khoai lang, pha với sữa trước để bé làm quen.

  • Các loại trái cây cho trẻ ăn dặm nên là các loại quả mềm, không có hạt hay xơ như chuối, xoài, đu đủ,…

  • Bột cho trẻ ăn dặm mẹ cần pha sao cho đặc hơn sữa mẹ một chút, khi nào bé đã ăn quen rồi thì mới được pha bột đặc hơn.

  • Thời gian đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm bằng bột 2 lần/ngày, mỗi lần một chén nhỏ để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

  • Mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn mẹ có thể cho bé uống nước trái cây tươi để kích thích vị giác.

  • Trong lúc cho bé ăn, mẹ nên theo dõi biểu hiện bé. Nếu bé không nôn, quấy khóc hoặc đi phân tốt thì chứng tỏ cơ thể bé đang hấp thu tốt.

  • Sau khi ăn dặm bằng bột ngọt thì mẹ nên nấu cháo mặn cho bé với đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, dầu ăn để bổ sung máu cho bé.

  • Khi nấu thức ăn dặm cho trẻ thì mẹ không nên nêm gia vị, việc hạn chế nêm nếm sẽ giúp thận bé được bảo vệ tốt hơn.


Các nhóm chất quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

Mấy tháng cho bé ăn dặm không phải là vấn đề duy nhất mẹ cần lưu tâm, bởi nếu mẹ không biết cách chế biến thức ăn dặm đúng cách thì bé cũng không thể phát triển tuyệt đối. Các nhóm chất cần thiết nhất trong thực đơn ăn dặm trẻ sơ sinh lúc này là”

Nhóm tinh bột khi ăn dặm: Gồm có bột ăn dặm, cơm, khoai tây, khoai lang, và bố mẹ không nên thêm đậu xanh, gạo nếp vào bột dễ khiến trẻ bị tiêu chảy, khó tiêu.

Nhóm cung cấp chất xơ và Vitamin: bao gồm trái cây, súp lơ xanh, rau củ có màu sắc dùng để nấu cháo theo kiểu ăn dặm truyền thống hoặc để bé tự mình cầm ăn như phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật đều phù hợp.

Nhóm cung cấp chất đạm khi ăn dặm: Trẻ 7 tháng tuổi đã đủ mạnh khỏe để tiêu hóa thịt, cá, trứng và lưu ý sao cho hỗn hợp được xay nhuyễn khi vào miệng bé mẹ nhé.

Nhóm chất béo cho trẻ ăn dặm: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với chất béo động vật, vì thế nên mẹ có thể bổ sung dầu thực vật, dầu mè hoặc dầu ăn cho trẻ em trong các bữa cháo ăn dặm mỗi ngày.

Nguồn: Conlatatca.vn

 
 
 

Comentários


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page