top of page

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp con tăng cân, chóng lớn, cả nhà cùng vui

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Sep 5, 2018
  • 4 min read

ách cho trẻ ăn dặm đúng cách luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sữa khi con đến tuổi “tập ăn, tập nói”. Để đảm bảo việc cho bé ăn dặm được đầy đủ dinh dưỡng, bé hấp thụ tốt thì mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Một trong những điều quan trọng để có cách cho trẻ ăn dặm đúng cách là bố mẹ nên cho bé ăn dặm theo nguyên tắc tự nguyện, an toàn, để cả mẹ và bé đều nhận được sự thoải mái và hài lòng.

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi đã có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh và đã sẵn sàng cho các món ăn dặm và tiêu hóa thức ăn, nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên đợi bé 6 tháng để bắt đầu cho bé ăn dặm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể nhận thấy các “tín hiệu” khi con đã muốn ăn dặm được biểu hiện rõ thông qua:

  • Mẹ thấy bé đã có thể ngồi và ngẩng cao đầu cứng cáp.

  • Bé bắt đầu tò mò về mọi thứ, đặc biệt là thức ăn.

  • Em bé có dấu hiệu chép miệng, liếm mép và tự điều khiển hoạt động của lưỡi.

  • Bé vẫn đói và quấy khóc ngay cả khi bú mẹ no căng.



Mẹ cần biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách để bé hấp thu đầy đủ các dưỡng chất quan trọng

Lần đầu cho trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Khi bé đã có các biểu hiện trên thì mẹ nên thử tập cho bé ăn các loại bột dinh dưỡng lỏng để xem bé có tiêu hóa tốt hay không, đi phân có bình thường không. Đầu tiên, mẹ cần phân chia khẩu phần ăn phù hợp để có cách cho trẻ ăn dặm đúng cách, giúp ruột và dạ dày của bé hoạt động thuận lợi:

  • Đối với trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi thì nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn cần từ 2 – 4 thìa thức ăn (bột cho trẻ ăn dặm hoặc cháo loãng 1:10 – 1 phần gạo, 10 phần nước).

  • Đối với các bé từ 7 – 12 tháng tuổi thì nên cho bé ăn  3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé (các món cháo đặc, cơm nhão).

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ không thể thiếu những “chuẩn mực” sau, các mẹ bỉm sữa cần ghi nhớ khi cho bé ăn:

  • Không cho trẻ ăn vội vàng hoặc cho bé ăn liên tục.

  • Không tập cho bé ăn theo cách người thân rỉ tai mà không có căn cứ khoa học.

  • Bố mẹ cho bé ăn theo nhu cầu và không nên ép bé.

  • Các loại thực phẩm không cần đa dạng khi bé chưa quen với việc ăn dặm

  • Trường hợp bé nôn, bé từ chối ăn có thể do thức ăn không phù hợp với khẩu vị.



Trẻ có quyền từ chối nếu món ăn dặm không hợp khẩu vị

Lưu ý về thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm là thành phần chính cung cấp dinh dưỡng cho bé bên cạnh nguồn sữa mẹ. Hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm nên mẹ cần lựa có lựa chọn thật cẩn thận để bé không bị tiêu chảy hoặc dị ứng. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý các món ăn của bé phải có những thành phần như sau:

Hạt ngũ cốc đơn: Phù hợp với các bé từ 4 – 6 tháng tuổi, với hàm lượng sắt cao và chất xơ tốt sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và phát triển thể chất. Đây cũng là lý do vì sao mà ngũ cốc không thể thiếu trong việc thực hiện cách cho trẻ ăn dặm đúng cách của các nước tiến bộ phương Tây.

Rau xanh, trái cây và thịt: Đây là 3 nhóm chất quan trọng trong thực đơn ăn dặm của trẻ 7 – 8  tháng. Lúc này, bé sẽ cần rất nhiều năng lượng để phát triển thể chất và trí tuệ nên mẹ cần cung cấp đủ các nhóm chất trên trong bữa ăn mỗi ngày của bé.



Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa không thể thiếu trong cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Thực phẩm băm hoặc nghiền: Phù hợp khi bé đã mọc răng và có thể ăn cơm nhão, cháo đặc. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn dặm với các loại trái cây mềm, rau xanh và thịt băm nhỏ sẽ giúp bé có đủ điều kiện hơn để phát triển toàn diện.

Muối: Nếu như mẹ nấu các món cháo ăn dặm cho trẻ sơ sinh thì tuyệt đối không nên cho đường vào, nhưng muối thì mẹ có thể cho một lượng nhỏ. Muối giúp bé kích thích vị giác, đồng thời cung cấp một số khoáng chất quan trọng cho cơ thể.

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, một số loại thực phẩm có tính kích ứng cao hoặc có chứa vi chất sẽ khiến hệ tiêu hóa bé hoạt động khó khăn và làm trẻ bị tiêu chảy, nôn tháo. Mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thực phẩm  như mật ong, bơ đậu phộng, các loại trái cây có tính axit cao, sữa tươi, các loại hạt, các loại thịt, cá nặng mùi,…

 
 
 

Comentários


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page