Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt giúp bé “khỏe nhanh, chóng lớn”
- Nhím Xù
- Sep 8, 2018
- 4 min read
Nhận biết màu sắc, mùi và độ rắn của phân trẻ sơ sinh là cách giúp nhiều mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe của bé. Chính vì thế nên khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, nhiều mẹ sẽ không khỏi lo lắng không biết bé nhà mình có gặp phải vấn đề nghiêm trọng không. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thông thường, số lần đi ngoài của trẻ nếu dưới 3-4 lần trong ngày (thậm chí có bé đi ngoài tận5, 6 lần/ngày) và bé không có biểu hiện sụt cân thì mẹ không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Ngược lại, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và cân nặng sụt giảm, cơ thể xanh xao thì tình trạng này đã nghiêm trọng hơn rất nhiều so với triệu chứng tiêu chảy thông thường.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Cơ thể trẻ sơ sinh vẫn còn khá yếu ớt cho nên chỉ một thay đổi nhỏ từ nguồn sữa mẹ hoặc thức ăn hằng ngày cũng có thể khiến bé đi ngoài nhiều lần. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt mà mẹ cần biết là:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trẻ bị tiêu chảy có bọt. Nhất là khi bé bị lây nhiễm vi khuẩn từ núm ti chưa được vệ sinh của mẹ, hoặc tay bé không sạch sẽ và khi bé mút tay sẽ làm nhiễm khuẩn đường ruột làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là điều rất dễ xảy ra
Do chất lượng sữa mẹ
Nếu bé đang còn trong giai đoạn bú mẹ thì phần lớn nguyên nhân là nguồn sữa mẹ có vấn đề và hệ tiêu hóa bé không thể hấp thụ các chất đó. Nếu mẹ ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh vô tình sẽ làm sữa mẹ có vấn đề, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp mẹ hoặc bé dùng thuốc kháng sinh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì tác dụng phụ đôi khi là hiện tượng tiêu chảy. Nhất là khi bé bị bệnh và được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng hoặc kháng sinh dài ngày sẽ ảnh hưởng đến lợi khuẩn có trong đường ruột.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Kích thích đường ruột
Bởi vì hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh vẫn còn rất non yếu và thiếu sót các loại enzyme phân giải cần thiết sẽ ức chế quá trình hấp thụ lactose trong sữa mẹ. Trường hợp này cũng sẽ xảy ra khi mẹ cho bé uống sữa công thức làm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thường thấy.
Nóng trong người
Tiêu chảy sủi bọt còn là triệu chứng kèm theo của một số bệnh ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị bệnh và nóng trong người sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, bé ăn uống, bú sữa đều đặn nhưng hệ tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy sủi bọt ?
Khi trẻ bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ cần bình tĩnh và thực hiện chăm sóc trẻ theo lưu ý dưới đây:
Các mẹ nên tiếp tục cho bé bú bình thường, nếu cho bé uống sữa công thức thì nên thử đổi sữa để xem biểu hiện của bé.
Mẹ nên kiểm tra lại khẩu phần ăn dặm của con, ưu tiên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ nên kiểm tra các loại nguyên liệu xem đã nấu chín kỹ hay chưa, hay thực phẩm có đảm bảo vệ sinh hay không.

Tiêu chảy sẽ khiến bé mất nước, sụt cân nếu mẹ không chăm sóc đúng cách
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt sẽ mất rất nhiều nước nên mẹ cần cho bé uống nước để bổ sung điện giải cho cơ thể.
Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé dùng men tiêu hóa Lactomin, cốm bioacimin 1-2 gói/ ngày sau mỗi bữa ăn, cữ bú của bé để tăng cường lợi khuẩn đường ruột.
Trẻ bị tiêu chảy sủi bọt khi nào thì nguy hiểm ?
Mẹ có thể chữa tiêu chảy cho bé tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kèm theo biểu hiện nguy hiểm dưới đây :
Trẻ bị tiêu chảy sủi bọt 2 ngày vẫn không khỏi
Trẻ đi phân có lẫn máu.
Bé mệt mỏi, bỏ ăn uống.
Bé bị sốt cao.
Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, người gầy yếu, xanh xao.
Comments