top of page

Công thức 11 món ăn dặm siêu ngon, dễ thực hiện dành cho bé

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Aug 29, 2018
  • 5 min read

Từ 5-6 tháng tuổi bé sẽ bước bào giai đoạn ăn dặm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể và tập quen dần với thức ăn. Đây cũng là điều khiến các bà mẹ đau đầu khi phải lên thực đơn các món ăn hàng ngày cho bé, vì thế Conlatatca.vn sẽ giới thiệu đến mẹ những món ăn dặm cho bé “ngon-bổ-rẻ” mà mẹ nên áp dụng.

1/ Cháo rau ngót của mẹ Nhật

– Nguyên liệu: 8 thìa gạo, 1 thìa đỗ xanh, 3 con tôm, 50g rau ngót, hành tím, 1 miếng phô mai, bơ lạt, dầu oliu, chút nước mắm.

– Chế biến:

+ Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.

+ Tôm bóc vỏ, lấy chỉ đất ở sống lưng ra. Sau đó băm nhuyễn tôm. Cho chút bơ lạt, chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều.

+ Rau ngót, nhặt lá, rửa sạch, thái sợi và băm nhỏ.

+ Hành tím băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua (xào khoảng 30 giây, cho thịt tôm chuyển sang màu hồng thì tắt bếp)

+ Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào vào trộn đều rồi nấu chín. Nấu khoảng 2 phút, sau đó cho tiếp rau ngót vào, nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.

+ Cho phô mai vào bát, dầm nhỏ, và cho cháo vào quấy đều. MÓn cháo sẽ có đủ sắc xanh của rau, màu hồng của tôm, mùi thơm của phô mai và bơ, khi thưởng thức sẽ thấy vị ngọt của thịt tôm và vị thanh mát của rau ngót.



Cháo rau ngót có vị thanh của rau và vị ngọt từ thịt tôm

2/ Cháo thịt heo đậu Hà Lan

– Nguyên liệu: 2/3 chén cháo, 30g thịt heo, 10g thịt heo tươi, 1 muỗng cafe dầu oliu

– Chế biến:

+ Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn

+ Đậu Hà Lan, ngâm nước, rửa sạch, trụng với nước sôi khoảng 7 phút, cho chín mềm.

+ Khi cháo đã nhừ cho thịt và đậu vào, trộn đều. Nấu sôi trở lại, tắt bếp, múc cháo ra bát chờ cho nguội mới đúc bé ăn.

3/ Cháo lươn cà rốt

– Nguyên liệu: 30g gạo, thịt lươn 30g, cà rốt 30g, dầu oliu, gia vị…

– Chế biến:

+ Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước, nấu nhừ thành cháo

+ Lươn làm sạch, cho vào nồi cháo luộc mềm xong vớt ra, gỡ xương, lấy nạc, ướp với chút nước mắm. Bắt chảo lên bếp, cho dầu oliu và hành tím vào phi vàng, cho tiếp thịt lươn vào xào săn.

+ Cà rốt cho vào nồi cháo nấu mềm rồi cho thêm thịt lươn nấu sôi lại, tắt bếp.

4/ Súp khoai lang

– Nguyên liệu: khoai lang 2 củ to, 1 củ hành tây, nước hầm gà 4 chén, gia vị, dầu oliu.

– Chế biến:

+ Hành tây cắt mỏng, khoai lang gọt vỏ, thái miếng nhỏ.

+ Cho dầu oliu vào chảo nóng, cho hành tây vào xào, thêm chút muối, đợi hành mềm và chuyển sang màu vàng nâu thì cho khoai lang vào xào chung.

+ Tiếp tục đổ nước dùng gà vào, đun với lửa lớn, đến khi sôi thì nhỏ lửa lại để nin nhừ khoa lang, khoảng 30 phút thì tắt bếp.

Đợi súp nguội, cho vào máy xay hoặc dùng muỗng nghiền nhuyễn. Nêm lại cho vừa ăn. Món ăn này thích hợp cho những bé bị táo bón.

5/ Súp kem bí đỏ

– Nguyên liệu: 100g bí đỏ, 40g thịt gà, 50g hành tây, 10g cần, 1 củ cà rốt, 20ml whipping cream, dầu oliu.

– Chế biến:

+ Bắt chảo lên bếp, đun nóng dầu oliu rồi cho hành tây, cần tây băm nhỏ vào xào, cho tiếp thịt gà băm nhỏ vào xào săn.

+ Cho tiếp bí đỏ thái lát mỏng, cà rốt thái mỏng vào xào rồi đổ ngập nước đun trong khoảng 15 phút.

+ Sau khi súp chín, mang súp đi xay nhuyễn, cho ra bát và đổ kem lên trên bề mặt, cho bé thưởng thức ngay khi súp còn nóng.

6/ Súp lơ

Chứa folate, chất xơ, canxi, súp lơ được biết là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.

Có thể hấp chín mềm một vài miếng súp lơ, sau đó nghiền nhừ hoặc cắt hạt lựu cho bé bốc ăn. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Ngoài ra, để súp lơ vào ngăn mát tủ lạnh có thể dùng làm đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.

7/ Bơ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ chứa rất nhiều chất béo không no, đây là chất béo có thành phần gần giống như chất béo của sữa mẹ nên rất tốt cho cơ thể và trí não của bé.



Bơ có chứa một loại chất béo không no gần giống như chất béo trong sữa mẹ

Mẹ có thể để bé bốc ăn hoặc nghiền nhuyễn trộn với kem hoặc táo tạo mùi vị mới lạ cho bé.

8/ Chuối nghiền

Chuối rất giàu kali, có khả năng làm dịu tiêu hóa và phòng ngừa tiêu chảy nên rất thích hợp cho bé ăn dặm.

Chọn những trái chuối chín, lột vỏ, cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, có thể cho thêm nước, sữa mẹ hay sữa pha sẵn.

9/ Sốt táo

Táo có chứa nhiềm vitamin C và giàu chất xơ, có khả năng ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Đồng thời, táo cũng có vị ngọt thanh dễ làm “xiêu lòng” các bé.

Táo gọt vỏ, cắt miếng vuông nhỏ, đun với nước sôi trong 10 phút cho đến khi táo mềm. Sau đó, mẹ vớit táo ra để ráo, rửa lại với nước lạnh. Đem phần táo này đi xay nhuyễn, có thể cho thêm nước.

10/ Quýt ngọt

Quýt là loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa đồng thời hàm lượng vitamin C cũng rất cao.

Lột vỏ, lấy chỉ, tách ra thành từng tép và cho bé tự bốc ăn.

11/ Các loại rau có màu xanh sẫm

Các loại rau này có chứa lượng sắt và folate cao, cải bó xôi là loại rau điển hình nhất trong nhóm này.

Mẹ có thể nấu cháo với rau cho bé ăn.

Lưu ý

Tùy theo nhu cầu và thể trạng của từng bé, mà mẹ sẽ gia giảm số lượng thức ăn cho phù hợp.

Mẹ nên cho bé ăn từ nhuyễn đến to dần để tạo cho bé quen dần với thức ăn.

Trong các món ăn dặm bất kỳ, mẹ nên cho thêm 1 muỗng dầu oliu hay dầu mè vào, bới đây là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, cung cấp năng lượng cho bé, nếu thiếu chất béo sẽ khiến bé khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân. Nhưng mẹ cần chú ý, để không làm mất tác dụng của dầu, mẹ nên cho dầu ăn khi đã tắt bếp hoặc cho dầu vào bát thức ăn của bé lúc còn ấm.

Nên cho bé thưởng thức từ 2-3 loại dầu khác nhau để thay đổi mùi vị.

 
 
 

Comments


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page