Những điều cần biết về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
- Nhím Xù
- Sep 4, 2018
- 4 min read
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng hiếm gặp và bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải. Chứng rối loạn này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ sơ sinh, do đó, ba mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản về loại bệnh này để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ khi bé mới “dính” bệnh.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng hiếm gặp. Chứng rối loạn này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ sơ sinh, do đó, ba mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản về loại bệnh này để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ khi bé mới “dính” bệnh.
Dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra đối với người lớn và cả trẻ sơ sinh
– Ngủ mê sảng: trẻ sơ sinh hay trở mình, lăn lộn nhiều khi ngủ, nói mớ, cười hoặc tỉnh giấc vào ban đêm.
– Mộng du: sau khi ngủ khoảng 1-2 tiếng, trẻ sẽ có thể sẽ ngồi dậy, đi, đứng hoặc tè luôn trên giường nhưng bé vẫn còn trong trạng thái ngủ và không ý thức được việc mình đang làm và tình trạng này có thể kéo dài từ 5-10 phút. Ngay cả người lớn khi quá căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể gặp phải chứng mộng du khi ngủ, nhưng ở mức độ nguy hiểm hơn.
– Nghiến răng: các nhà khoa học vẫn chưa lên tiếng xác nhận dấu hiệu này của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, theo khảo sát, những đứa trẻ gặp phải chứng bệnh này thường có tình trạng nghiến răng khi ngủ kèm theo.
– Hypersomnia: là một trong những loại rối loạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh với biểu hiện thường thấy là trẻ buồn ngủ vào ban ngày, nhưng lại khó ngủ hoặc ngủ ít vào ban đêm.
– Hội chứng chân không yên: rối loạn giấc ngủ lâu dài sẽ dẫn đến việc rối loạn hệ thống thần kinh khiến cho 2 chân vận động mất kiểm soát, có thể là trong giấc ngủ.
– Chậm lớn, chậm tăng cân: tất nhiên, nếu không được ngủ đủ giấc, cơ thể trẻ sơ sinh sẽ dần suy kiệt, từ đó, sự phát triển của bé cũng bị gián đoạn theo, bởi giấc ngủ giúp trẻ lấy lại cân bằng cơ thể, sản sinh hoóc-môn tăng trưởng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Sức đề kháng kém: cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ và không thể tiếp tục hoàn thiện khi mà trẻ đang gặp phải các rối loạn về giấc ngủ sẽ dẫn đến việc sức đề kháng của bé bị giảm sút, tạo điều kiện cho các mầm bệnh tấn công, khiến cho bé trở nên “yếu ớt” hơn.
Cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Hãy chuẩn bị tinh thần nhé, vì nếu không may bé nhà bạn mắc phải chứng bệnh này, bạn và chồng mình phải thật sự kiên nhẫn để tiếp nhận liệu trình điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa trong 1 thời gian đấy và tin buồn là nó có thể kéo dài đến vài năm. Nhưng nếu điều trị đúng cách, kịp thời trẻ vẫn có thể sinh hoạt và có cuộc sống, học tập bình thường.
Cách phòng tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Do nguồn gốc của chứng bệnh này xuất phát từ tâm lý, cho nên không có gì có thể phòng tránh tốt bằng việc tạo một môi trường sống lành mạnh cho bé.
– Không nên cãi nhau trước mặt bé đặc biệt là khi trẻ đã bắt đầu hiểu biết. Trên thực tế, có thể trẻ sẽ không hiểu được vấn đề tranh cãi giữa 2 bạn, nhưng chúng nhìn thấy rất rõ thái độ và hành động của ba mẹ, điều này khiến chúng sợ hãi, căng thẳng và nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, tình trạng của trẻ sẽ không chỉ dừng lại ở việc rối loạn giấc ngủ đâu.

Đừng bao giờ cãi nhau trước mặt con, đặc biệt là những trẻ lớn
– Đừng rời xa bé quá sớm. Trẻ sơ sinh cần được ôm ấp và trò chuyện thường xuyên với ba mẹ của chúng, nhưng vì một lý do nào đó, bé bị tách ra sớm khỏi ba mẹ của mình, trẻ sẽ bị stress trầm trọng và dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
– Không nên đánh thức bé dậy để cho bú. Trẻ sơ sinh sẽ tự động thức dậy để ti sữa khi nào trẻ thấy đói, cho nên mẹ không cần phải đánh thức bé dậy khi bé đang “say giấc nồng” vì lo sợ bé đói. Tuy nhiên, nếu bé ngủ quá 4 tiếng mà vẫn chưa thức dậy để bú thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để bé ti sữa.
– Ngừng ngay việc quát nạt bé. Khi thấy bé quấy khóc vào ban đêm, một số ông bố bà mẹ có xu hướng quát nạt con để bắt ép bé ngủ lại hơn là việc dỗ dành bé. Điều này càng làm cho trẻ bị căng thẳng và chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị hơn.
– Hát ru cho bé. Hát ru hoặc kể chuyện trước khi ngủ sẽ tạo cho bé tâm lsy thoải mái, từ đó, “chất lượng” giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao hơn.
– Tắt đèn khi dỗ bé ngủ để giúp giấc ngủ của bé sâu hơn và ít bị gián đoạn hơn.
– Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi cho trẻ ngủ như điện thoại, bộ phát wifi.
– Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, nhà cửa và chỗ ngủ của bé.
Comments