Trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình – Mẹ phải làm sao để con ngủ ngon, chóng lớn?
- Nhím Xù
- Sep 2, 2018
- 4 min read
Hiện tượng trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình diễn ra khá phổ biến nhưng nhiều mẹ lại chủ quan bỏ qua. Việc để hiện tượng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của bé, vì thế mẹ hãy tham khảo một số phương pháp sau để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn nhé.
Phần lớn nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình phát sinh từ việc trẻ bú không đủ cữ, bé khó chịu do tã ướt hoặc thời tiết quá nóng, quá lạnh và chỉ một số ít bé là do nguyên nhân thiếu canxi mà thôi.
Khi nào trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình?
Thông thường, trẻ sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi sẽ hay có biểu hiện trẻ vặn mình đỏ mặt, nhất là vào ban đêm khiến bé khó có giấc ngủ ngon. Cũng có trường hợp xuất hiện sớm sau khi sinh 10 – 15 ngày. Mẹ có thể yên tâm rằng các cơn vặn mình này không khiến bé sụt cân, buồn nôn hay bỏ bú. Hiện tượng này chủ yếu có các biểu hiện sau:
Bé ngủ ít, hầu như khó ngủ vào ban đêm và thường hay giật mình khi ngủ.
Bé quấy khóc, ngay cả khi đang ngủ.
Trẻ đổ mồ hôi nhiều ở tay, lòng bàn chân và bé cũng nấc, nôn trớ sau khi bú.
Bé rụng tóc hình vành khăn.

Hiện tượng trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là nhu cầu cần thiết để não bộ và các cơ quan của cơ thể con được phát triển. Tùy theo từng độ tuổi mà giấc ngủ của con trẻ sẽ có thời gian khác nhau, cụ thể nhu cầu ngủ của từng đối tượng trẻ là:
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Cần ngủ đủ 8,5 giờ vào ban đêm và ngủ ngày 8 giờ.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Bé cần đến 10,5 giờ ngủ đêm và 4 giờ ngủ vào ban ngày.
Trẻ 12 tháng tuổi: Bé cần ngủ đêm 11 giờ, ngủ ngày là 2,5 giờ.
Trẻ 24 tháng tuổi: Thời gian bé ngủ đêm là 11 giờ, thời gian ngủ ngày 2 giờ.
Do đó, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình sẽ khiến giấc ngủ bé bị ảnh hưởng.

Mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc ở từng độ tuổi
Cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh
Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng khi trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình kéo dài dễ khiến bé mất sức, sụt cân bởi không ngủ tròn giấc. Vì thế, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh sau:
Làm dịu bé
Khi mẹ nhận thấy giấc ngủ của trẻ không liên tục, bé hay giật mình và vặn mình thì nên ôm bé vào lòng và vuốt ve lưng bé. Mẹ hãy chuyển sự chú ý của bé sang thứ khác và kết hợp với việc hát ru để làm dịu cơn khó chịu, sẽ giúp con say giấc hơn.
Ngoài ra, đối với các trẻ bị nôn trớ thường xuyên thì mẹ nên xem lại tư thế cho bé bú, mẹ có thể ôm bé đi vòng quanh phòng để sữa được tiêu hóa rồi hãy cho bé ngủ tiếp.
Thay đổi thói quen chăm sóc
Có không ít trẻ sơ sinh nhạy cảm nên vấn đề quần áo, tã bỉm cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình. Mẹ nên kiểm tra xem quần áo mà bé mặc có mềm mại hay không hoặc bỉm có ướt không phòng trường hợp bé khó chịu mà mẹ không biết.
Mẹ hãy đảm bảo môi trường mát mẻ và thoáng mát nhất cho bé khi ngủ nhé. Lời khuyên cho mẹ là nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 27-28 độ C, bố trí máy làm ẩm không khí hoặc chậu nước trong phòng để cân bằng độ ẩm để đảm bảo bé không có vấn đề về da và hô hấp khi ngủ.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia về trẻ em cho rằng, đa số trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình là do cơ thể bé thiếu canxi và vitamin D. Nhiệm vụ của mẹ lúc này là giúp bé bổ sung sự thiếu hụt bằng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách và an toàn với làn da của bé. Mẹ lưu ý thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là từ 6h30 – 8h30 sáng sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng và vitamin D cho cơ thể.

Tắm nắng giúp bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Đảm bảo bé no bụng khi ngủ
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh gần như liên tục, ngay cả khi bé đang ngon giấc mà cơn đói xảy đến thì ngay lập tức bé sẽ thức giấc và vặn mình “đòi sữa” ngay. Mẹ hãy đảm bảo rằng bé đã được bú no trước khi ngủ để giấc ngủ của con không bị gián đoạn. Nhất là vào ban đêm thì thời gian ngủ của bé sẽ dài hơn và mẹ nên cho bé bú thêm cữ để con yên giấc đến sáng.
Trẻ sơ sinh khó ngủ hay vặn mình sẽ nhanh chóng biến mất nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên nếu đây là dấu hiệu của bệnh lý thì khi bé vặn mình đến đỏ mặt, trẻ hay nôn trớ, bỏ bú và sụt cân rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và bổ sung các loại vitamin cần thiết nếu cần. Chúc bé nhà mẹ khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn!
Comentarios