top of page

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú mẹ nên làm gì?

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Sep 3, 2018
  • 3 min read

Bệnh về đường hô hấp, viêm amidan, bú không đúng tư thế là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú. Có nhiều phương pháp giúp mẹ "xử gọn" tình trạng này, vì thế mẹ không nên lo lắng quá nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú?




Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú thường là mắc những bệnh về hệ hô hấp

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú được xem là một trong những biểu hiện trẻ bị bệnh. Để có thể điều trị kịp thời khi trẻ thở khò khè, trước tiên mẹ cần biết được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp tình trạng này. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ gặp tình trạng này:

  • Nếu con yêu của bạn mắc những bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn thì đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú.

  • Trào ngược dạ dày cũng nằm trong danh sách nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè khi bú.

  • Trẻ bị viêm amidan kèm theo ho có đờm cũng dễ gặp tình trạng thở khò khè khi bú.

  • Một số trẻ có dị tật bẩm sinh như bệnh tim thì có những biểu hiện thở khò khè.

  • Nếu trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản, các mạch máu lớn sẽ chèn lên vùng thanh quản và khiến con yêu bị khó thở. Trẻ bị viêm thanh quản cấp tính thường kèm theo những biểu hiện như ho và khan tiếng.

  • Mẹ cho con nằm gối quá cao, mặc nhiều quần áo, hoặc đắp nhiều chăn cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, khiến việc thở gặp nhiều khó khăn.

Mẹ nên làm gì nếu trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú?

Giữ ấm cho trẻ

Giữ ấm là một cách hiệu quả để hạn chế việc trẻ sơ sinh bị sổ mũi,, thở khò khè hoặc nước mũi chảy xuống họng.  Ngoài ra, mẹ còn có thể bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé vào buổi tối hoặc nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm cho bé.

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh



Vệ sinh mũi giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, tránh để đờm ứ đọng trong khoang mũi bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm sạch tai- họng cho bé. Khi dùng nước muối sinh lý, mẹ chỉ nên nhỏ 2- 3 giọt là đủ. Mẹ có thể thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ theo những bước sau đây:

  • Mẹ cho bé nằm nghiêng sang một bên. Nếu dùng loại nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng loại xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi bé.

  • Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.

  • Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.

Bổ sung nước cho trẻ

Mẹ nên thường xuyên cho trẻ bổ sung nước cho con. Nước được xem là một cách giúp con làm mát và sạch họng. Để việc điều trị mau chóng có kết quả, mẹ có thể pha một chút nước chanh vào nước ấm rồi cho bé uống sẽ có tác dụng long đờm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng cho những bé từ 8-9 tháng, khi bé đã quen với việc ăn dặm và dạ dày cũng đã trưởng thành hơn.

Cuối cùng, khi cho con bú mẹ nên cho con bú đúng tư thế, không để bầu vú che kín phần mũi của bé.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú lúc nào là nguy hiểm?

Nếu con yêu của mẹ chỉ mới 3 tháng tuổi nhưng đã xuất hiện các triệu chứng như ho khò khè, thở dốc thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay để tránh tình trạng trở nặng hơn và khó điều trị. Đặc biệt trẻ mắc một trong những trường hợp sau thì mẹ cũng cần đưa bé đến ngay bệnh viện:

  • Trẻ khò khè kèm theo khó thở, da tím tái, xanh xao

  • Bệnh xuất hiện 3 – 4 tuần mà vẫn không thuyên giảm

  • Bé có tiền sử bị hen suyễn

 
 
 

Comments


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page