top of page

Tuyệt triêu trị hăm tã cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả, mẹ nên tham khảo

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Sep 2, 2018
  • 3 min read

Từ lúc chào đời cho đến 24 tháng tuổi, làn da của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và mỏng hơn 5 lần so với da người lớn nên rất dễ bị kích ứng. Một trong những triệu chứng mà trẻ thường gặp phải đó là hăm tã. Vì thế, Conlatatca sẽ chia sẻ với mẹ một vài cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả nhé.

Từ lúc chào đời cho đến 24 tháng tuổi, làn da của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và mỏng hơn 5 lần so với da người lớn nên rất dễ bị kích ứng. Một trong những triệu chứng mà trẻ thường gặp phải đó là hăm tã. Vì thế, Conlatatca sẽ chia sẻ với mẹ một vài cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả nhé.

Trẻ dưới 24 tháng tuổi thường gặp phải chứng hăm tã, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ khó chịu cực kỳ, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm da, làm trẻ quấy khóc và bỏ bú.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

– Phân và nước tiểu ứ đọng trong tã tiếp xúc trực tiếp với da trẻ, làm cho da bị tồn thương dẫn đến hăm tã.

– Chất lượng tã không tốt, thô ráp gây trầy xước da trẻ, dẫn đến hăm tã

– Quấn tã quá chặt và không thay tã thường xuyên, khiến da trẻ bị bí, kéo dài sự tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng với da trẻ.

– Bôi phấn ngay sau khi tắm, làm bít lỗ chân lông khiến tình trạng hăm tã trở nên tệ hơn.

– Ngoài ra, một số loại trái cây có tính axit như cam, cà chua, dâu tây…làm cho phân trẻ thay dổi và làm cho chứng hăm tã nặng hơn.

Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây khó khăn trong việc điều trị.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm tã

Có 5 cấp độ hăm tã



Khi mẹ phát hiện trẻ bị hăm tã thì da trẻ đang ở cấp độ 3

Thường thì khi mẹ phát hiện trẻ bị hăm tã khi đó da trẻ đang ở mức độ 3 và cần chữa trị ngay.

Nếu trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày kèm theo sốt, chỗ hăm đỏ tấy, nổi mụn mủ và có khuynh hướng lan rộng thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

– Rửa thật sạch vùng sau khi trẻ đi vệ sinh bằng nước sạch, ấm,sau đó lau khô và thay tã mới. Chú ý mẹ nên lau rửa một cách nhẹ nhàng, không nên làm trầy xước thêm da của trẻ, có thế sử dụng khăn ướt để lau cho trẻ nhưng mẹ phải sử dụng loại không có mùi và không chứa cồn.

– Không dùng chung kem chống hăm với trẻ khác. Khi ngón tay mẹ đã chạm vào vùng da bị hăm, thì mẹ không được dùng ngón tay đó để lấy kem chống hăm bôi cho trẻ mà phải dùng ngón tay khác lấy để tránh lây nhiễm vào lọ kem.

– Rửa tay thật sạch khi mẹ muốn tiếp xúc với da trẻ và thay tã thường xuyên cho trẻ, nên để trẻ “nude”càng lâu càng tốt, giúp làn da trẻ khô thoáng hơn.



Để trẻ nude càng lâu càng tốt, điều này giúp da trẻ khô thoáng

Phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh

– Dùng loại tã giấy thấm hút tốt, thay tã thường xuyên

– Rửa sạch vùng quấn tã, lau khô trong mỗi lần thay tã

– Thỉnh thoảng nên để mông và bẹn của bé được thoáng khí

– Có thể thoa kem chống hăm sau mỗi lần thay tã.

 
 
 

Comentarios


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page