top of page

Để bé yêu không bị nhiễm lạnh, mẹ nên tắm cho bé ở nhiệt độ bao nhiêu?

  • Writer: Nhím Xù
    Nhím Xù
  • Sep 6, 2018
  • 3 min read

Như mẹ đã biết, thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn và chưa thể tự điều chỉnh được, do đó, trẻ rất dễ bị tác động bởi nhiệt độ bên ngoài, nhất là trong lúc tắm. Vậy tắm cho trẻ sơ sinh ở nhiệt độ bao nhiêu để bé không bị nhiễm lạnh?

Nhiệt độ phòng tắm và nước tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ nước tắm có ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bé. Nếu quá nóng, da bé có thể bị bỏng, còn lạnh quá lại dễ khiến bé bị cảm lạnh. Do đó, mẹ phải chắc chắn được nước tắm đủ ấm trước khi cho bé vào chậu.

Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho bé là trong khoảng 37 – 38 độ C. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ này bằng cách dùng khuỷu tay để thử, không nên thử bằng bàn tay vì cảm giác thường khó chính xác hơn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của nước. Các nhiệt kế cũng được thiết kế khá sáng tạo thành các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu như: con vịt, con cá, quả bóng,… Mẹ có thể sắm một cái vừa để đo được nhiệt độ của nước, vừa có thêm một đồ chơi cho bé trong lúc tắm.

Mẹ lưu ý chỉ kiểm tra nhiệt độ của nước khi đã khuấy đều nước trong chậu và sau khi đã tắt vòi nước. Tránh trường hợp cho bé vào chậu tắm khi nước vẫn đang chảy sẽ làm nhiệt độ của nước tắm thay đổi.

Ngoài việc chú ý tới nhiệt độ nước tắm, mẹ cũng cần quan tâm tới nhiệt độ trong phòng. Hãy chọn nơi tắm cho trẻ sơ sinh là một phòng kín gió, có nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C để khi đưa bé ra khỏi bồn tắm, cơ thể bé bị sốc nhiệt.



Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho bé là trong khoảng 37 – 38 độ C

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị:

  • Chậu tắm

  • Sữa tắm

  • Khăn

  • Quần áo

  • Kem chống hăm

  • Nước ấm

Ba mẹ cần phải chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ rồi mới cởi quần áo của bé ra để tránh làm cho bé sơ sinh bị nhiễm lạnh và nhiệt độ phòng tắm nên đặt ở mức 27 độ C.

Tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ nên lưu ý là không được để rốn của bé bị ướt khi rốn cửa bé chưa rụng.

  • Lót một các khăn dưới đáy chậu để trẻ không bị trượt ngã.

  • Pha nước: đổ nước nóng vào trước sau đó thêm nước lạnh.

  • Lấy một cái khăn sạch, nhúng nước, vắt khô, lau mặt bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai nhưng tuyệt đối không cho vào tai bé.

  • Xả lại khăn hoặc lấy cái khăn mới lần lượt lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ, bắt đầu từ mặt, Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

Chú ý làm sạch những nếp gấp như khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào “vùng kín” của bé.

Bước cuối cùng trong quy trình tắm là gội đầu. Một số trẻ sẽ thấy sợ hãi với việc này, vì thế, mẹ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.

Sau khi đảm bảo bé nhà bạn đã “thơm tho sạch sẽ”, mẹ hãy bế bé ra khỏi chậu tắm và dùng khăn lau khô cả người bé, nhất là chỗ những nêp gấp, tránh để nước đọng lại vì chúng có thể gây hăm. Đồng thời, tóc của trẻ còn rất ít nên mẹ không cần phải dùng máy sấy, hãy để chúng khô tự nhiên, bởi máy sấy cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

 
 
 

Comments


© 2023 by COOL BABIES. Proudly created with Wix.com

  • b-facebook
  • Twitter Round
bottom of page